[tintuc]
Chống thấm hiện nay là một phần không thể thiếu trong các công trình xây dựng dân dụng cũng như công nghiệp. Hạng mục thi công dịch vụ chống thấm dột luôn được xem trọng ngay từ khâu thiết kế cơ sở ban đầu. Nó góp phần không nhỏ tạo nên sự hoàn hảo cho công trình.
Đối với lĩnh vực xây dựng thì mỗi kết cấu công trình, tòa nhà sẽ được xử lý chống thấm bằng cách quét lớp phủ vật liệu chống thấm, sử dụng màng chống thấm, sơn chống thấm,… thi công bên ngoài kết cấu. Hoặc lót bên dưới đáy để giúp bảo vệ công trình khỏi mọi sự tác động, xâm nhập từ nước ngầm, nước mưa
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG LUÂN THÀNH
Điện thoại: 0977797399
Email: nguyenthanhluan7399@gmail.com
Website: www.xaydungluanthanh.com
Địa chỉ: 344 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 2, Q.Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh: 133 Trần Thị Nơi, phường 4, quận 8, TP. HCM
- Chống thấm dột sân thượng: mái lộ thiên, mái phủ bảo vệ, mái gạch, mái kính, mái trồng cây,…
- Chống thấm nhà vệ sinh cũ/mới
- Chống thấm tầng hầm, hố thang máy
- Chống thấm tường ngoài, tường trong, chống thấm ngược tường nhà
- Chống thấm bể nước : bể nước ăn, bể bơi, bể cá koi, bể nước thải, bể hóa chất.
- Chống thấm theo vết nứt trên trần bê tông, sân thượng
- Chống thấm khe tiếp giáp
- Chống thấm bể nước ngầm
- Chống thấm toàn bộ bề mặt: Trần, sênô, mái chéo, chống thấm tường, mái bê tông,nhà WC
- Mái nhà, sàn mái cũ không được áp dụng các biện pháp chống thấm đúng cách dẫn đến nước mưa, hơi ẩm thẩm thấu xuống tường nhà.
- Tường nhà bị thấm có thể gây ra hiện tượng bong tróc, nứt tường lâu ngày nước mưa đi theo các mao dẫn khiến tình trạng thấm dột thêm trầm trọng.
- Đối với sàn vệ sinh là nơi thường xuyên xảy ra tình trạng thấm dột tại các vị trí như ống thoát nước, hộp kỹ thuật, sàn vệ sinh nếu không xử lý chống thấm từ ban đầu.
- Tại vị trí tường ngoài, chân tường, khe hở giữa hai nhà chưa được xử lý trát vữa và sơn chống thấm cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm dột
Các giải pháp chống thấm chống dột hiệu quả
- Sử dụng vật liệu chống thấm: Sử dụng các vật liệu chống thấm như sơn chống thấm, màng chống thấm, keo chống thấm hoặc bột trét chống thấm để phủ lên bề mặt của tường, trần, sàn hay mái để ngăn chặn sự thấm dột.
- Xử lý đúng kỹ thuật xây dựng: Việc thiết kế và xây dựng các công trình phải tuân thủ đúng các kỹ thuật xây dựng, sử dụng vật liệu chất lượng và đảm bảo tiến độ, từ đó giảm thiểu nguy cơ thấm dột.
- Kiểm tra và bảo trì định kỳ: Định kỳ kiểm tra và bảo trì các công trình xây dựng để phát hiện sớm các vấn đề liên quan đến thấm dột và thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời.
- Xử lý đúng với từng loại công trình: Với mỗi loại công trình khác nhau, cần có giải pháp chống thấm phù hợp. Ví dụ, với các công trình chống thấm trong nhà, cần sử dụng các loại sơn chống thấm, trong khi đó, với các công trình chống thấm bên ngoài, cần sử dụng các loại màng chống thấm.
- Sử dụng giải pháp thân thiện với môi trường: Ngoài các giải pháp truyền thống, cần sử dụng các giải pháp thân thiện với môi trường như sử dụng các vật liệu tái chế hoặc tự nhiên để chống thấm.
- Tư vấn chuyên nghiệp: Tìm kiếm các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp về chống thấm để có được giải pháp tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể.
Trên đây là một số giải pháp chống thấm hiệu quả. Tuy nhiên, để có thể chọn được giải pháp tốt nhất, cần phải xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng thấm dột và áp dụng các biện pháp khắc phục phù hợp.
Quy trình thi công chống thấm tại Luân Thành
Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu từ khách hàng
Khách hàng có nhu cầu xử lý thấm dột liên hệ trực tiếp đến Công ty chống thấm Luân Thành, đội ngũ nhân viên tiếp nhận yêu cầu và lên lịch hẹn khảo sát công cần chống thấm.
Bước 2: Khảo sát công trình
Chúng tôi sẽ cử nhân viên đến trực tiếp khảo sát công trình cần chống thấm, tư vấn phương án chống thấm và báo giá công khai cho khách hàng.
Bước 3: Ký kết hợp đồng
Sau khi nhân viên đưa ra phương án và bảng báo giá nếu khách hàng đồng ý với phương án đó thì 2 bên tiến hàng ký kết hợp đồng.
Bước 4: Thi công chống thấm
Nhân viên Công ty chống thấm Luân Thành chuẩn bị máy móc, vật liệu và vận chuyển đến công trình của khách hàng và tiến hành xử lý chống thấm.
Bước 5: Quý khách nghiệm thu công trình và thanh toán
Sau khi hoàn thành xử lý chống thấm cho công trình, nhân viên sẽ báo với khách hàng đến nghiệm thu. Nếu không có bất cứ vấn đề gì nữa thì khách hàng thanh toán dịch vụ như đã cam kết trong hợp đồng.
Quy trình chống thấm cơ bảnMỗi hạng mục công trình sẽ có một phương pháp chống riêng và quy trình chống thấm cũng có những điểm khác biệt.
Tuy nhiên về cơ bản, bất kỳ quy trình chống thấm nào cũng sẽ bao gồm 3 bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công
Công đoạn đầu tiên đó là vệ sinh và xử lý bề mặt cần chống thấm. Bề mặt càng được xử lý tốt thì hiệu quả chống thấm sẽ càng cao.
Đối với những công trình mới thì chỉ cần loại bỏ sạch bụi bẩn, vừa thừa, tạp chất trên bề mặt là được.
Với công trình đã cũ và xuống cấp thì cần tiến hành trám phẳng những vết lồi lõm, những đường nứt trên mặt bằng và mài sạch bề mặt.
Bước 2: Tiến hành thi công chống thấm
Tùy thuộc vào phương pháp chống thấm là dùng xi măng, sika, nhựa đường, màng chống thấm nguội hay khò nóng mà đội ngũ thi công sẽ thực hiện chống thấm theo đúng kỹ thuật, đảm bảo cho hiệu quả chống thấm triệt để 100%, không thấm lại.
Bước 3: Thử nước
Sau khi hoàn tất thi công, hạng mục chống thấm sẽ được thử nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm và tiến hành khắc phục nếu có sai sót hoặc chưa triệt để.
Bất cứ biện pháp thi công dịch chống thấm nào cũng cần phải chuẩn bị bề mặt thật kỹ càng như sau:
Loại bỏ hết các lớp vữa, hồ, xi măng thừa, trơ trên bề mặt.
Kiểm tra và đục mở phần miệng các đường nứt dài lớn, xuyên sàn nếu có theo rãnh rộng từ 1 – 2cm, sâu 2cm.
Đục rãnh rộng 2 – 3cm, sâu 3cm quanh miệng lỗ cống thoát nước xuyên sàn bê tông.
Nếu sàn bê tông là sàn lệch, thì ngoài gờ hông bê tông giật cấp thì phần gờ hông chân tường bao xây gạch tô vữa bên trên sẽ cần được xử lý gia cố cao thêm tối thiểu 20cm.
Mài toàn bộ bề mặt bằng máy mài.
Dọn vệ sinh mặt sàn thật sạch sẽ, không để bám bụi bẩn.
Sơn chống thấm dột
Sơn là biện pháp thi công đã quá quen thuộc với mọi công trình. Nó không chỉ mang tới tính thẩm mỹ mà còn giúp bảo vệ mặt tường khỏi thấm nước, ngăn nước xâm nhập sâu vào bề mặt tường. Tại khu vực phía Bắc thời tiết có độ ẩm tương đối cao nên sử dụng sơn thông thường là không đủ, cần kết hợp thêm sơn chống thấm.
Thông thường là sơn tường, nó được dùng để sơn lên bề mặt ngoài, nơi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước. Bên cạnh vai trò ngăn nước xâm nhập thì nó còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Phụ gia đổ bê tông
Phụ gia đổ bê tông có tác dụng ngăn cản không cho nước thấm qua bê tông khi bê tông đã đủ độ cứng. Cơ chế hoạt động làm giảm độ rỗng của bê tông, bít các lỗ mao dẫn, tạo thành lớp kỵ nước trên bề mặt các lỗ mao mạch đó.
Phương pháp dùng màng
Phương pháp thi công bằng màng dán thường được sử dụng cho khu vực sàn nhà, mái nhà, hầm, kho,… Thi công bằng phương pháp này khá đơn giản so với nhiều phương pháp khác.
Bạn không cần phải sử dụng các thao tác kỹ thuật phức tạp. Bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần chống dột, sau đó dán trực tiếp màng dán lên bề mặt.
Chống thấm màng bitum
Màng Bitum có độ dày khoảng 4mm được dán trực tiếp vào bề mặt bê tông thông qua phương pháp khò nóng.
Chống thấm bằng màng lỏng Polyurethane
Màng lỏng chống thấm Polyurethane là loại màng cao cấp với tính chất kín nước, độ đàn hồi cao, khả năng kháng nhiệt vượt trội. Biện pháp này để thi công chống thấm cho lớp gạch men lộ thiên trên sân thượng và ban công.
Bơm keo gốc Epoxy
Keo chà ron gốc Epoxy được chế tạo từ gốc Epoxy cải tiến và được trộn theo tỷ lệ 1:1. Loại keo này sẽ đông cứng chỉ trong 2 đến 3 giờ với thành phần nhựa hóa học nên độ liên kết gần như tuyệt đối, ngăn chặn tình trạng rỉ nước.
Quét dung dịch
Nếu bạn sử dụng vật liệu chống thấm dột dạng lỏng, phương pháp này chính là quét dung dịch đó lên bề mặt cần thi công. Ở dạng lỏng, vật liệu sẽ dễ dàng thẩm thấu nhanh vào sâu bên trong, độ bám dính tốt, ngăn vết nứt lan rộng.
Sử dụng để thi công dịch vụ chống thấm cho bể nước, tường nhà, ban công, sàn nhà… Trước khi thi công , bạn cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt. Sau đó quét dung dịch lên bề mặt sau khi đã được vệ sinh.
Trộn vữa chống thấm
Vữa chống thấm có thể được kết hợp với những vật liệu xây dựng khác như keo dán gạch, bột chà ron mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Trộn vữa với vật liệu xây dựng khác là cách thi công vượt trội, độ bám dính cao, hạn chế sự co ngót của hồ vữa xi măng.
Phương pháp dùng băng cản nước
Băng cản nước có tên gọi khác là tấm chắn nước là một phần quan trọng giúp xử lý chống thấm các khu vực như: Kết cấu mạch ngừng bê tông âm dưới ngầm hoặc kết cấu bê tông có chức năng chứa nước, dẫn nước.
Phương pháp dùng băng cản nước phù hợp cho các hạng mục: Thi công mạch ngừng giữa móng và cột, vỏ vòm hoặc dầm, cổ cống công trình phụ.
Tại sao sử dụng dịch vụ chống thấm của Luân Thành
- Khảo sát trực tiếp, tư vấn cho khách hàng về mức độ thấm và đề xuất phương án thi công hiệu quả.
- Quy trình thi công chuẩn, nhanh chóng, đúng tiến độ.
- Hiệu quả triệt để 100%, không thấm lại.
- Tiết kiệm chi phí : Vì khi thi công dịch vụ chống thấm chuyên nghiệp, công trình sẽ ít bị xuống cấp. Do đó hạn chế được chi phí tu sửa, cải tạo sau này
- Đảm bảo tính thẩm mỹ : Khi được thi công chống thấm công trình của bạn sẽ không bị nứt nẻ, ẩm mốc hay xuất hiện các mùi hôi khó chịu do nồm ẩm . Từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ và vẻ đẹp lâu dài.
- Kéo dài tuổi thọ : giúp bảo vệ các hạng mục được thi công khỏi tác hại của nước và độ ẩm, từ đó duy trì tính vẹn toàn cấu trúc, tăng tuổi thọ cho công trình.
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG LUÂN THÀNH
Điện thoại: 0977797399
Email: nguyenthanhluan7399@gmail.com
Website: www.xaydungluanthanh.com
Địa chỉ: 344 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 2, Q.Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Chi nhánh: 133 Trần Thị Nơi, phường 4, quận 8, TP. HCM
[/tintuc]